Giữ hồn nón lá quê hương

Cập nhật, 14:45, Thứ Năm, 26/10/2023 (GMT+7)

(VLO) Nắng sớm xuyên qua từng con hẻm nhỏ, nắng len lỏi hong khô mấy chùm lá mật cật quăn queo trước sân nhà. Bên mái hiên đơn sơ, các cô, các chị đã sớm ngồi chẻ tre, vô vành, chằm nón…Cuộc sống ở xóm nghề chằm nón lá truyền thống (tại thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ) những ngày này yên bình như thế đấy.

TẤN TÂN- NGỌC LIỄU (thực hiện)

Theo bà con địa phương thì ông Dố- người gốc Huế đã mang nghề làm nón về đây. Những năm 70 của thế kỷ XX được xem là thời vàng son của nghề chằm nón lá với khoảng 300 hộ làm nghề.
Theo bà con địa phương thì ông Dố- người gốc Huế đã mang nghề làm nón về đây. Những năm 70 của thế kỷ XX được xem là thời vàng son của nghề chằm nón lá với khoảng 300 hộ làm nghề.

 

Để làm ra một chiếc nón lá đẹp người thợ phải trải qua quá trình lao động bền bỉ và rất đỗi công phu với nhiều công đoạn, từ làm khung, vô vành, xây lá, rồi đến chằm nón…khâu nào cũng đòi hỏi sự khéo tay, nhẫn nại.
Để làm ra một chiếc nón lá đẹp người thợ phải trải qua quá trình lao động bền bỉ và rất đỗi công phu với nhiều công đoạn, từ làm khung, vô vành, xây lá, rồi đến chằm nón…khâu nào cũng đòi hỏi sự khéo tay, nhẫn nại.

 

 Nguyên liệu chính để chằm nón là lá mật cật. Lá mật cật già đem luộc chín, phơi ráo. Lá phải được cán hay vuốt thẳng để sau khi chằm thì không bị co dúm lại.
Nguyên liệu chính để chằm nón là lá mật cật. Lá mật cật già đem luộc chín, phơi ráo. Lá phải được cán hay vuốt thẳng để sau khi chằm thì không bị co dúm lại.

 

Sau đó, lá mật cật được kết dính một cách khéo léo với vòng nan tre bằng chỉ, xếp từng lá chồng dọc theo khuôn để chằm.
Sau đó, lá mật cật được kết dính một cách khéo léo với vòng nan tre bằng chỉ, xếp từng lá chồng dọc theo khuôn để chằm.

 

 Trải qua bao thăng trầm và sự thay đổi của cuộc sống, dù không còn hưng thịnh nhưng chính lòng yêu nghề và sự quyết tâm của những người thợ đã âm thầm giữ nghề, gìn giữ những nét đẹp hồn quê trong từng chiếc nón lá.
Trải qua bao thăng trầm và sự thay đổi của cuộc sống, dù không còn hưng thịnh nhưng chính lòng yêu nghề và sự quyết tâm của những người thợ đã âm thầm giữ nghề, gìn giữ những nét đẹp hồn quê trong từng chiếc nón lá.

 

Các tin khác: