Dùng văn bản đo lường 200 năm hạnh phúc

Cập nhật, 15:07, Chủ Nhật, 20/10/2019 (GMT+7)

Sử dụng phương pháp mới- đọc lại quá khứ, các nhà nghiên cứu ĐH Warwick, ĐH Glasgow Adam Smith và Viện Alan Turing ở London (Anh) đã xây dựng một chỉ số mới sử dụng dữ liệu từ sách và báo để theo dõi mức độ hạnh phúc quốc gia từ năm 1820. Nghiên cứu của họ có thể giúp chính phủ đưa ra quyết định tốt hơn về các chính sách ưu đãi.

Các chính phủ trên toàn thế giới đang sử dụng dữ liệu “hạnh phúc quốc gia” ngày càng tăng từ các cuộc khảo sát để giúp họ xem xét tác động của chính sách đối với phúc lợi quốc gia. Nhưng dữ liệu hầu hết các nước chỉ có từ năm 2011 trở đi và một số từ giữa những năm 1970. Điều này khiến cho việc thiết lập các xu hướng dài hạn trở nên khó khăn hoặc khó nói điều gì về nguyên nhân lịch sử chính của hạnh phúc.

Để giải quyết vấn đề này, một nhóm các nhà nghiên cứu bao gồm GS. Thomas Hills (Học viện Warwick và Viện Alan Turing), GS. Eugenio Proto (ĐH Glasgow), GS. Daniel Sgroi (ĐH Warwick) và TS. Chanuki Seresinhe (Viện Alan Turing) đã lấy một cái nhìn sâu sắc từ tâm lý học, mức độ thường xuyên hơn những gì mọi người nói hoặc viết cho thấy nhiều về mức độ hạnh phúc tiềm ẩn của họ và đã phát triển một phương pháp áp dụng nó vào các văn bản trực tuyến từ hàng triệu cuốn sách và báo được xuất bản trong hơn 200 năm qua.

Nguồn ngôn ngữ chính được sử dụng để phân tích là tập sách Google Books, một tập hợp dữ liệu tần số từ ngữ của hơn 8 triệu cuốn sách, hơn 6% tất cả các cuốn sách từng được xuất bản.

Phương pháp này sử dụng các chuẩn mực hóa trị tâm lý- giá trị hạnh phúc có thể được lấy từ văn bản- cho hàng ngàn từ trong các ngôn ngữ khác nhau để tính tỷ lệ tương đối của ngôn ngữ tích cực và tiêu cực ở 4 quốc gia khác nhau (Hoa Kỳ, Anh, Đức và Ý). Nhóm nghiên cứu cũng kiểm soát sự phát triển của ngôn ngữ, để tính đến thực tế là một số từ thay đổi ý nghĩa của chúng theo thời gian.

Nghiên cứu chỉ số, các nhà nghiên cứu thấy rằng:

+ Tăng thu nhập quốc dân làm tăng hạnh phúc quốc gia nhưng phải tăng rất lớn để có hiệu quả rõ rệt ở cấp quốc gia.

+ Sự gia tăng tuổi thọ 1 năm có tác động đến hạnh phúc tương tự như tăng GDP 4,3%.

+ 1 năm ít chiến tranh hơn có tác động đến hạnh phúc tương đương tăng 30% GDP.

+ Ở Anh sau chiến tranh, thời kỳ tồi tệ nhất cho hạnh phúc quốc gia xảy ra xung quanh cái tên “Mùa đông bất mãn”.

+ Ở Hoa Kỳ sau chiến tranh, điểm thấp nhất của chỉ số hạnh phúc trùng với Chiến tranh Việt Nam và cuộc di tản Sài Gòn.

HẢI HUỲNH

(Nguồn: MedicalXpress)