Tôn vinh và lan tỏa niềm tự hào Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

Cập nhật, 05:42, Thứ Bảy, 02/07/2022 (GMT+7)

 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu vào tối 30/6.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu vào tối 30/6.

(VLO) Tại lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, người dân Nam Bộ, người dân Việt Nam càng hiểu rõ thêm, càng tự hào về cụ Đồ Chiểu.

Với 66 năm cuộc đời, ông đã chịu cảnh mù lòa hơn 40 năm, giữa cảnh nhà, cảnh nước tao loạn, tang thương, nhưng con người đó đã vượt lên số phận, không buông xuôi trước nghịch cảnh, để lại cho nhân loại một di sản văn hóa trên nhiều bình diện.

Thật xúc động và tự hào, trong đêm vinh danh chúng ta được nghe UNESCO đánh giá Nguyễn Đình Chiểu là một nhân vật xuất chúng, vượt ra khỏi tầm vóc một vùng đất, một cộng đồng mà đã có những đóng góp to lớn vào di sản của nhân loại.

Ngay từ năm 1963, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận định Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, là nhà thơ lớn của nước ta, là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ của dân tộc.

Sáng 1/7, những dòng người đông đảo tụ hội về Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu ở xã An Đức, huyện Ba Tri (Bến Tre) dâng hương.
Sáng 1/7, những dòng người đông đảo tụ hội về Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu ở xã An Đức, huyện Ba Tri (Bến Tre) dâng hương.

Trước tác của Nguyễn Đình Chiểu đã cho thấy những đóng góp lớn lao của ông đối với văn học nước nhà.

Còn chuyên gia nghiên cứa về Nguyễn Đình Chiểu, GS. Trần Ngọc Vương, đã đánh giá ông trở thành người mở đầu cho trào lưu văn học chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc, nhân danh toàn bộ dân tộc chứ không nhân danh một bộ phận thiểu số nào.

Những bức đại thư pháp tại phòng trưng bày về Nguyễn Đình Chiểu.
Những bức đại thư pháp tại phòng trưng bày về Nguyễn Đình Chiểu.

Đây chính là đóng góp quan trọng nhất của Nguyễn Đình Chiểu vào lịch sử văn học dân tộc. Sự mở đầu của văn học chống thực dân, chống chủ nghĩa đế quốc theo cách đó không chỉ có ý nghĩa văn học sử ở Việt Nam mà còn mang ý nghĩa quốc tế đậm nét.

Biểu diễn những tác phẩm về Lục Vân Tiên kết hợp trình diễn bộ áo dài Huế và áo dài xứ dừa.
Biểu diễn những tác phẩm về Lục Vân Tiên kết hợp trình diễn bộ áo dài Huế và áo dài xứ dừa.

Trong bài phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cho rằng: “Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương về tinh thần học tập suốt đời, ngay cả khi rơi vào hoàn cảnh nguy nan vẫn là hiện thân của nhân cách sống trong sáng, bình dị, cao đẹp nhưng đầy khí chất của dân tộc Việt Nam nói chung, người dân Nam Bộ nói riêng.

Trong thời kỳ đất nước bị họa ngoại xâm, nỗi nhà tai biến, nỗi mình bi thương, bao nghiệt ngã của cuộc đời giáng lên một con người nhỏ bé, hiền hòa, chất phác. Nhưng cũng nhờ đó tôi rèn cho ông bản lĩnh và thái độ sống không buông xuôi trước số phận. 

“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt/ Lòng đạo xin tròn một tấm gương”.

Những di sản văn hóa của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu được tôn vinh, sẽ trở thành niềm tự hào và cần được lan tỏa, thấm sâu vào đời sống hiện tại. Làm sống lại những giá trị của đất và người Nam Bộ đã ít nhiều nhạt phai trước những đổi thay, tác động của thời đại.

Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG