Những công trình "khoác áo mới" cho thành phố

Cập nhật, 15:57, Thứ Hai, 12/04/2021 (GMT+7)

TP Vĩnh Long là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Theo quy hoạch xây dựng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, xác định thành phố này là đô thị hạt nhân. Đây là vùng phát triển kinh tế động lực với thế mạnh là phát triển đô thị, trung tâm công nghiệp, trung tâm giáo dục- đào tạo; trung tâm du lịch, giải trí chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc gia; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa, rau màu và cây ăn trái.

Trong những năm qua, ngoài các công trình/dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách, tỉnh đã phê duyệt và đang triển khai khá quyết liệt nhiều công trình lớn, trọng điểm từ nguồn vốn đầu tư công của Trung ương, địa phương nhằm đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa.

Cụ thể, giai đoạn 2007- 2020 đánh dấu những thay đổi lớn của đô thị này với nhiều công trình nổi bật được đầu tư, nâng cấp, như: Kè sông Cổ Chiên, đường Võ Văn Kiệt, đường Trần Đại Nghĩa, đường Nguyễn Văn Thiệt, lộ Bờ Gòn (QL53 nối dài), Khu Hành chính tỉnh,…

Gần đây, thành phố tiếp tục đầu tư nhiều “đại công trình” kỳ vọng tạo dấu ấn nhất định cho thành phố tương lai.

MINH KHÁNH (thực hiện)

Trung tâm Hội nghị tỉnh khởi công cuối năm 2020, trên lô đất gần 24.000m2, với tổng sàn sử dụng gần 18.000m2. Công trình hứa hẹn sẽ tạo dấu ấn với nét kiến trúc hiện đại, mới lạ gồm 4 tầng, trong đó khối hội trường 800 chỗ; 2 hội trường nhỏ 350 chỗ; 2 phòng hội thảo, thảo luận 100 chỗ cùng nhiều khu không gian đa năng khác.  Công trình được thiết kế kiến trúc sàn theo cung vòm đứng, tạo nét tập trung, hài hòa, thuộc loại công trình dân dụng cấp 1, với tổng mức đầu tư gần 294 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh.
Trung tâm Hội nghị tỉnh khởi công cuối năm 2020, trên lô đất gần 24.000m2, với tổng sàn sử dụng gần 18.000m2. Công trình hứa hẹn sẽ tạo dấu ấn với nét kiến trúc hiện đại, mới lạ gồm 4 tầng, trong đó khối hội trường 800 chỗ; 2 hội trường nhỏ 350 chỗ; 2 phòng hội thảo, thảo luận 100 chỗ cùng nhiều khu không gian đa năng khác. Công trình được thiết kế kiến trúc sàn theo cung vòm đứng, tạo nét tập trung, hài hòa, thuộc loại công trình dân dụng cấp 1, với tổng mức đầu tư gần 294 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh.

 

Trung tâm Hội nghị tỉnh đang thi công
Trung tâm Hội nghị tỉnh đang thi công

 

 

 

Cầu Cái Cam 2 thuộc dự án đường Võ Văn Kiệt (nối dài) có tổng chiều dài 3.609m; trên tuyến có hai cầu, trong đó cầu Cái Cam 2 dài 480m.  Công trình được xây dựng với tổng mức đầu tư 1.491 tỷ đồng. Điểm đầu tiếp giáp với đường Võ Văn Kiệt (giai đoạn 2, Khu Hành chính tỉnh) thuộc phường 9  (TP Vĩnh Long); điểm cuối giao với QL1 (tại đường ra bờ sông Cổ Chiên) thuộc phường Tân Ngãi (TP Vĩnh Long). Cầu được thiết kế gồm 2 nguyên đơn cơ bản giống nhau, mỗi nguyên đơn gồm 10 nhịp, trong đó nhịp thông thuyền sử dụng kết cấu vòm ống thép dạng mạng lưới với chiều dài 95m.
Cầu Cái Cam 2 thuộc dự án đường Võ Văn Kiệt (nối dài) có tổng chiều dài 3.609m; trên tuyến có hai cầu, trong đó cầu Cái Cam 2 dài 480m. Công trình được xây dựng với tổng mức đầu tư 1.491 tỷ đồng. Điểm đầu tiếp giáp với đường Võ Văn Kiệt (giai đoạn 2, Khu Hành chính tỉnh) thuộc phường 9 (TP Vĩnh Long); điểm cuối giao với QL1 (tại đường ra bờ sông Cổ Chiên) thuộc phường Tân Ngãi (TP Vĩnh Long). Cầu được thiết kế gồm 2 nguyên đơn cơ bản giống nhau, mỗi nguyên đơn gồm 10 nhịp, trong đó nhịp thông thuyền sử dụng kết cấu vòm ống thép dạng mạng lưới với chiều dài 95m.

 

 

 

Dự án cầu Mỹ Thuận 2 cũng đang trong giai đoạn đầu tư, thi công bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2023. Cầu Mỹ Thuận 2 do Việt Nam thiết kế xây dựng và thi công. Dự án cầu có quy mô tổng chiều dài 6,6km, trong đó cầu chính dài 1,9km, đường dẫn vào hai bên cầu có tổng chiều dài 4,7km, mặt cầu rộng 25m cho 6 làn xe lưu thông, lớn hơn cầu Mỹ Thuận hiện hữu (chỉ có 4 làn xe lưu thông).
Dự án cầu Mỹ Thuận 2 cũng đang trong giai đoạn đầu tư, thi công bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2023. Cầu Mỹ Thuận 2 do Việt Nam thiết kế xây dựng và thi công. Dự án cầu có quy mô tổng chiều dài 6,6km, trong đó cầu chính dài 1,9km, đường dẫn vào hai bên cầu có tổng chiều dài 4,7km, mặt cầu rộng 25m cho 6 làn xe lưu thông, lớn hơn cầu Mỹ Thuận hiện hữu (chỉ có 4 làn xe lưu thông).

 

 

Công trình được kỳ vọng rất lớn không chỉ việc đi lại giữa TP Hồ Chí Minh với Vĩnh Long và nhiều tỉnh miền Tây dễ dàng hơn, mà tạo quá trình thông thương, kết nối vùng, phát triển kinh tế- chính trị- xã hội ở các tỉnh- thành cũng nhanh chóng hơn.
Công trình được kỳ vọng rất lớn không chỉ việc đi lại giữa TP Hồ Chí Minh với Vĩnh Long và nhiều tỉnh miền Tây dễ dàng hơn, mà tạo quá trình thông thương, kết nối vùng, phát triển kinh tế- chính trị- xã hội ở các tỉnh- thành cũng nhanh chóng hơn.

 

 

Đường Bờ Kênh nằm trên địa bàn phường 3 và phường 4, có tổng chiều dài 1.450 m. Điểm đầu giáp đường Nguyễn Văn Thiệt, điểm cuối giáp đường Phó Cơ Điều (tại ngã ba Tiến Thành). Chiều rộng 26m, mặt đường hai làn xe 14 m, vỉa hè mỗi bên 6m, có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật như hệ thống điện trung thế, điện hạ thế, điện chiếu sáng; hệ thống cấp nước sinh hoạt; hệ thống thoát nước, cáp quang viễn thông; cây xanh; hệ thống an toàn giao thông. Mặt đường bằng bêtông nhựa nóng. Tải trọng thiết kế chịu tải trục 10 tấn. Đạt tiêu chuẩn đường đô thị, cấp III. Công trình nhóm B, với tổng kinh phí đầu tư hơn 153 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2022.
Đường Bờ Kênh nằm trên địa bàn phường 3 và phường 4, có tổng chiều dài 1.450 m. Điểm đầu giáp đường Nguyễn Văn Thiệt, điểm cuối giáp đường Phó Cơ Điều (tại ngã ba Tiến Thành). Chiều rộng 26m, mặt đường hai làn xe 14 m, vỉa hè mỗi bên 6m, có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật như hệ thống điện trung thế, điện hạ thế, điện chiếu sáng; hệ thống cấp nước sinh hoạt; hệ thống thoát nước, cáp quang viễn thông; cây xanh; hệ thống an toàn giao thông. Mặt đường bằng bêtông nhựa nóng. Tải trọng thiết kế chịu tải trục 10 tấn. Đạt tiêu chuẩn đường đô thị, cấp III. Công trình nhóm B, với tổng kinh phí đầu tư hơn 153 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2022.

 

 

 

Thi công nhiều thời điểm khác nhau, đến nay, tuyến đê bao cơ bản đã “phủ kín” thành phố. Đê bao chống ngập TP Vĩnh Long- khu vực sông Cái Cá có địa điểm xây dựng: phường 1, phường 2 và phường 3. Trước đó, đoạn từ cầu Mỹ Thuận tới cầu Cái Cá đã hoàn thành, bàn giao cho thành phố quản lý sử dụng, bước đầu đã phát huy hiệu quả.
Thi công nhiều thời điểm khác nhau, đến nay, tuyến đê bao cơ bản đã “phủ kín” thành phố. Đê bao chống ngập TP Vĩnh Long- khu vực sông Cái Cá có địa điểm xây dựng: phường 1, phường 2 và phường 3. Trước đó, đoạn từ cầu Mỹ Thuận tới cầu Cái Cá đã hoàn thành, bàn giao cho thành phố quản lý sử dụng, bước đầu đã phát huy hiệu quả.

 

Thực tế cho thấy, các đê bao đã đưa vào sử dụng giúp thành phố “khoác áo mới”. Nhiều nhà cửa khang trang mọc lên, dịch vụ mua bán mở ra “xôm tụ” và đây còn là điểm đến cuối ngày của người dân địa phương và du khách. Nơi đây còn là chợ hoa kiểng tết hàng năm của tỉnh- góp phần đưa hình ảnh thành phố duyên dáng bên sông, mà còn “nối dài bờ vui”.
Thực tế cho thấy, các đê bao đã đưa vào sử dụng giúp thành phố “khoác áo mới”. Nhiều nhà cửa khang trang mọc lên, dịch vụ mua bán mở ra “xôm tụ” và đây còn là điểm đến cuối ngày của người dân địa phương và du khách. Nơi đây còn là chợ hoa kiểng tết hàng năm của tỉnh- góp phần đưa hình ảnh thành phố duyên dáng bên sông, mà còn “nối dài bờ vui”.