Bức ảnh phơi bày tội ác của tướng Loan trong Chiến tranh Việt Nam

Cập nhật, 10:35, Thứ Hai, 17/07/2017 (GMT+7)

Nhiếp ảnh gia người Mỹ chớp khoảnh khắc tội ác trong Chiến tranh Việt Nam, khi viên tướng cảnh sát ngụy bắn vào đầu một chiến sĩ giải phóng.

Theo Trung Hiếu/VOV.VN

Sau khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào chiến trường miền Nam Việt Nam vào năm 1965, lực lượng quân sự Mỹ-ngụy đã tăng cường càn quét, gây nhiều tội ác với nhân dân. (Ảnh: Eddie Adams)
Sau khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào chiến trường miền Nam Việt Nam vào năm 1965, lực lượng quân sự Mỹ-ngụy đã tăng cường càn quét, gây nhiều tội ác với nhân dân. (Ảnh: Eddie Adams)

 

Trong bối cảnh đó, vào đầu năm 1968, quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến hành Tổng tiến công ở hàng loạt đô thị miền nam, trong đó có Sài Gòn. (Ảnh: AP)
Trong bối cảnh đó, vào đầu năm 1968, quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến hành Tổng tiến công ở hàng loạt đô thị miền nam, trong đó có Sài Gòn. (Ảnh: AP)

 

Ngày 1/2/1968, lực lượng cảnh sát của chế độ “Việt Nam Cộng hòa” bắt giữ một chiến sĩ quân giải phóng ngay trên đường phố Sài Gòn. (Ảnh: Eddie Adams)
Ngày 1/2/1968, lực lượng cảnh sát của chế độ “Việt Nam Cộng hòa” bắt giữ một chiến sĩ quân giải phóng ngay trên đường phố Sài Gòn. (Ảnh: Eddie Adams)

 

Người chiến sĩ - được cho là mang tên Nguyễn Văn Lém, bị địch tước khí giới, trói tay và dẫn tới chỗ của tướng Nguyễn Ngọc Loan – “Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia” của chế độ ngụy. (Ảnh: Eddie Adams)
Người chiến sĩ - được cho là mang tên Nguyễn Văn Lém, bị địch tước khí giới, trói tay và dẫn tới chỗ của tướng Nguyễn Ngọc Loan – “Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia” của chế độ ngụy. (Ảnh: Eddie Adams)

 

Chuẩn tướng Loan lạnh lùng và bất ngờ rút súng lục bắn thẳng vào đầu người chiến sĩ giải phóng, ngay trước ống kính máy ảnh của nhà báo Eddie Adams thuộc hãng tin AP.
Chuẩn tướng Loan lạnh lùng và bất ngờ rút súng lục bắn thẳng vào đầu người chiến sĩ giải phóng, ngay trước ống kính máy ảnh của nhà báo Eddie Adams thuộc hãng tin AP.

 

Sau khi bắn hạ người chiến sĩ không tấc sắt trong tay, tướng Loan lại thản nhiên đút súng vào bao. Bức ảnh hành quyết đã gây sốc toàn thế giới, trong đó có nước Mỹ. (Ảnh: Eddie Adams)
Sau khi bắn hạ người chiến sĩ không tấc sắt trong tay, tướng Loan lại thản nhiên đút súng vào bao. Bức ảnh hành quyết đã gây sốc toàn thế giới, trong đó có nước Mỹ. (Ảnh: Eddie Adams)

 

Toàn cảnh cuộc hành quyết chóng vánh và tàn bạo, không qua bất cứ quy trình pháp lý nào. (Ảnh: Eddie Adams)
Toàn cảnh cuộc hành quyết chóng vánh và tàn bạo, không qua bất cứ quy trình pháp lý nào. (Ảnh: Eddie Adams)

 

Sau vụ hành quyết công khai tù binh, tướng cảnh sát ngụy Nguyễn Ngọc Loan vẫn bình thản chơi cờ tướng với thuộc hạ. (Ảnh: Eddie Adams)
Sau vụ hành quyết công khai tù binh, tướng cảnh sát ngụy Nguyễn Ngọc Loan vẫn bình thản chơi cờ tướng với thuộc hạ. (Ảnh: Eddie Adams)

 

Trong bức ảnh này, tướng Loan đang bàn thảo với cấp dưới khi ở mặt trận Huế nóng bỏng vào tháng 3/1968. (Ảnh: Eddie Adams)
Trong bức ảnh này, tướng Loan đang bàn thảo với cấp dưới khi ở mặt trận Huế nóng bỏng vào tháng 3/1968. (Ảnh: Eddie Adams)

 

Bức ảnh ngày 1/2/1968 của nhà báo ảnh Eddie Adams đã biến tướng Loan thành một ác nhân điển hình trong Chiến tranh Việt Nam, đồng thời thúc đẩy phong trào phản chiến, đòi Mỹ rút quân về nước. (Ảnh: Corbis)
Bức ảnh ngày 1/2/1968 của nhà báo ảnh Eddie Adams đã biến tướng Loan thành một ác nhân điển hình trong Chiến tranh Việt Nam, đồng thời thúc đẩy phong trào phản chiến, đòi Mỹ rút quân về nước. (Ảnh: Corbis)

 

Vài tháng sau vụ hành quyết, tướng Loan đã phải trả giá khi bị trúng đạn từ trực thăng. Về sau ông ta đã phải cưa chân vì vết thương này. (Ảnh: Corbis)
Vài tháng sau vụ hành quyết, tướng Loan đã phải trả giá khi bị trúng đạn từ trực thăng. Về sau ông ta đã phải cưa chân vì vết thương này. (Ảnh: Corbis)

 

Năm 1975, khi Sài Gòn được giải phóng, tướng Loan di tản sang Mỹ. Tại đây, ông ta đã bị chính người dân Mỹ nhận ra và phỉ báng, tẩy chay vì hành vi tội ác trong Chiến tranh Việt Nam. (Ảnh: Eddie Adams)
Năm 1975, khi Sài Gòn được giải phóng, tướng Loan di tản sang Mỹ. Tại đây, ông ta đã bị chính người dân Mỹ nhận ra và phỉ báng, tẩy chay vì hành vi tội ác trong Chiến tranh Việt Nam. (Ảnh: Eddie Adams)

 

Chân dung nhà báo Eddie Adams thuộc hãng thông tấn AP (Mỹ). Bức ảnh “hành quyết” của ông đã đoạt giải báo chí danh giá Pulitzer năm 1969. (Ảnh: Alchetron)./.
Chân dung nhà báo Eddie Adams thuộc hãng thông tấn AP (Mỹ). Bức ảnh “hành quyết” của ông đã đoạt giải báo chí danh giá Pulitzer năm 1969. (Ảnh: Alchetron)./.