Cò ốc quý hiếm về rừng tràm Gáo Giồng

Cập nhật, 05:25, Chủ Nhật, 30/10/2016 (GMT+7)

Trước đây, rừng tràm Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh- Đồng Tháp) là “thủ phủ” của cò ốc- loài chim quý hiếm này. Cò ốc đã được ghi vào Sách đỏ Việt Nam. Nhưng, cách đây hơn 3 năm, loài chim quý này biến mất… Và nay, rừng tràm Gáo Giồng như được “hồi sinh”…

NSNA Dương Thu vừa có chuyến công tác tại đây hôm 18/10/2016. Anh đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp của loài chim quý hiếm đang đi ăn ở gần khu rừng tràm Gáo Giồng.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, áp lực dân số di cư,… nguy cơ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, nhưng cò ốc vẫn thích nghi tốt với môi trường của rừng tràm- vùng đất ngập nước và có nước ngọt quanh năm- do có nhiều cây cỏ, thức ăn,...

Cách đây hơn 3 năm, loài chim quý này biến mất, mãi đến ngày 19/6/2016, cò ốc được ghi nhận quay lại sinh sống ở Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông- Đồng Tháp) và Gáo Giồng. Được biết, tại 2 địa điểm này có hơn 7.000 con cò ốc (trọng lượng từ 1,2- 1,8 kg/con) bay về sinh sống. Thức ăn chủ yếu của cò ốc là các loại ốc, cua, ếch, nhái và nhiều loại côn trùng khác.

Cò ốc sải cánh bay về rừng tràm trú ngụ.
Cò ốc sải cánh bay về rừng tràm trú ngụ.

 

Từng đàn cò bay về miền đất lành.
Từng đàn cò bay về miền đất lành.

 

Mặc dù chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cò ốc vẫn thích nghi tốt với môi trường của rừng tràm.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cò ốc vẫn thích nghi tốt với môi trường của rừng tràm.

 

Vẻ đẹp tuyệt vời của cò ốc.
Vẻ đẹp tuyệt vời của cò ốc.

 

Vào mùa nước nổi, ốc, cua, ếch, nhái… là mồi ngon của cò.
Vào mùa nước nổi, ốc, cua, ếch, nhái… là mồi ngon của cò.

NSNA DƯƠNG THU (thực hiện)