Kính thiên văn lỏng lớn nhất đầu tiên trên thế giới

Cập nhật, 21:29, Thứ Hai, 13/06/2022 (GMT+7)

Kính thiên văn gương lỏng đầu tiên của Ấn Độ, cũng là kính thiên văn lớn nhất Châu Á, lần đầu tiên quan sát bầu trời rộng lớn từ độ cao 2.450m trên dãy Himalaya.

Ẩn mình trong khuôn viên của Đài quan sát Devasthal, Viện Nghiên cứu Khoa học Quan sát Aryabhatta (ARIES) ở Nainital, Uttarakhand, Kính viễn vọng Gương lỏng Quốc tế (ILMT) đã bước vào giai đoạn vận hành. ILMT sẽ quan sát các tiểu hành tinh, các vụ nổ siêu tân tinh, các mảnh vỡ không gian và các thiên thể khác.

TS. Kuntal Misra cho biết trong một thông cáo báo chí: “Chỉ một số ít kính thiên văn gương lỏng đã được chế tạo trước đây nhưng chủ yếu được sử dụng để theo dõi vệ tinh hoặc mục đích quân sự”.

Kính thiên văn lỏng được tạo thành từ các gương có chất lỏng phản xạ- thủy ngân, trong trường hợp này là chất lỏng có khả năng phản xạ ánh sáng cao. Gương thủy ngân của ILMT có đường kính 4m với khẩu độ f/2 được xác định bằng tốc độ quay kết hợp camera điện tử khổ lớn đặt ở tiêu điểm sẽ ghi lại hình ảnh giúp tăng hiệu quả quan sát và đặc biệt nhạy cảm với các vật thể mờ và khuếch tán.

Các kính thiên văn thông thường quan sát các nguồn sao cụ thể trong những giờ cố định. Trong khi ILMT sẽ ghi lại hình ảnh bầu trời vào tất cả các đêm, theo The Indian Express.

CHIÊU HÂN

(Nguồn: The Indian Express)