Phát hiện loại enzyme ăn nhựa mới giúp giải quyết vấn nạn rác thải nhựa 1 lần và mãi mãi

Cập nhật, 04:55, Thứ Bảy, 07/05/2022 (GMT+7)

(VLO) Ô nhiễm nhựa ở khắp mọi nơi. Nó xuất hiện dưới dạng vi nhựa gây ô nhiễm gần như mọi thứ. Điều này là do nhựa không thể phân hủy sinh học và có tuổi thọ rất cao.

Các nhà nghiên cứu khắp thế giới đã và đang đưa ra các giải pháp như nhựa tái chế hay biến nó thành các loại dầu hữu ích. Tuy nhiên, vấn đề vẫn tồn tại trên diện rộng.

Hiện các kỹ sư và nhà khoa học ĐH Texas ở Austin (Mỹ) đã đưa ra một giải pháp sáng tạo có thể giải quyết những vấn nạn về nhựa 1 lần và mãi mãi. Giải pháp là họ sử dụng biến thể một enzyme tiêu diệt chất dẻo điều tiết môi trường chỉ trong vài giờ đến vài ngày mà thường mất hàng thế kỷ để phân hủy.

GS. Hal Alper (Khoa Kỹ thuật Hóa học McKetta), cho biết: “Khả năng là vô tận trong các ngành công nghiệp để tận dụng quy trình tái chế tiên tiến hàng đầu này. Thông qua phương pháp tiếp cận enzyme bền vững này, chúng ta có thể bắt đầu hình dung ra một nền kinh tế nhựa tròn thực sự”.

Quy trình mới chứng kiến chất dẻo bị phân hủy hoàn toàn thành monome trong vòng 24 giờ. Dự án tập trung vào polyethylene terephthalate (PET)- một loại polymer chiếm 12% tổng lượng rác thải toàn cầu. Enzyme hiệu quả đến mức nó có thể hoạt động ở nhiệt độ môi trường xung quanh, nên nó phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng.

Các nhà nghiên cứu hiện đang mở rộng quy mô sản xuất enzyme chuẩn bị cho các ứng dụng công nghiệp và môi trường. Những sáng kiến này sẽ giúp làm sạch bãi rác, phủ xanh các ngành công nghiệp tạo ra nhiều chất thải và thậm chí là cải thiện môi trường. Nghiên cứu của nhóm vừa được công bố trên Tạp chí Nature.

HẢI HUỲNH (Nguồn: the journal Nature)