Việc quy hoạch, xây dựng, phát triển thủ đô phải có tầm nhìn chiến lược

Cập nhật, 18:53, Thứ Ba, 16/04/2024 (GMT+7)

(VLO) Ngày 16/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị.
Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị.

Đại biểu thống nhất với nội dung các dự án luật, thể chế hoá quan điểm, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, nhất là về cải cách tư pháp, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Dự thảo Luật Thủ đô cũng đã bổ sung, chỉnh lý nhiều nội dung để thực hiện chủ trương tăng cường phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP Hà Nội trên một số lĩnh vực; thể chế hóa kịp thời các chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị có liên quan đến các chính sách được thể hiện trong dự thảo luật.

Để các dự án luật áp dụng vào thực tiễn phát huy hiệu quả, đối với Luật Thủ đô, đại biểu đóng góp cần có sơ tổng kết mô hình chính quyền đô thị tại TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó quy định mô hình chính quyền đô thị cho TP Hà Nội bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế.

Việc quy hoạch, xây dựng, phát triển thủ đô phải có tầm nhìn chiến lược, có lộ trình thực hiện rõ ràng, có sự tham gia của Quốc hội, Chính phủ. Có ý kiến đề nghị bổ sung trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thủ đô...

Đối với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, đại biểu đóng góp cần xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa các quyền hành pháp, tư pháp để thống nhất và đối trọng lẫn nhau; bổ sung tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án.

Đại biểu tán thành việc tòa án không có trách nhiệm thu thập chứng cứ trong các vụ án hình sự là việc rất hợp lý và tiến bộ. Có ý kiến tán thành đề xuất thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; việc xây dựng tòa án điện tử nên quy định rõ ràng cụ thể hơn...

Tin, ảnh: HẢI YẾN

Các tin khác: