Đảm bảo an sinh

Cập nhật, 09:29, Thứ Năm, 30/01/2014 (GMT+7)


Năm 2013, kinh tế gặp nhiều khó khăn, song Vĩnh Long cũng đã cơ bản giải quyết được việc làm, ổn định đời sống nhân dân, góp phần giảm nghèo hiệu quả. Đây là kết quả được Đảng bộ tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động sức mạnh của cộng đồng, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội.

Chăm lo gia đình chính sách, giúp người nghèo

Thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, Vĩnh Long có nhiều hoạt động chăm lo đời sống cho người có công. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, công tác xã hội hóa đền ơn đáp nghĩa cũng được đẩy mạnh đã giúp cho các gia đình chính sách, người có công, nhất là những người còn khó khăn dần ổn định cuộc sống.

Toàn tỉnh đã xây dựng và sửa chữa hàng ngàn căn nhà tình nghĩa tặng cho các gia đình chính sách gặp khó khăn về nhà ở. Nhờ vậy mà đến nay, những khó khăn về nhà ở đối với các đối tượng người có công đã được giải quyết căn bản.

Cuối tháng 7/2013, gia đình bà Nguyễn Thị Thành (88 tuổi, Ấp 6B, xã Long Phú- Tam Bình) được tặng căn nhà tình nghĩa. Trong căn nhà mới, bà móm mém: “Mừng lắm, vui dữ lắm, nhờ Nhà nước tui có nhà mới ở nữa rồi”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Văn Lực thăm và tặng quà tết cho gia đình chính sách.

Bà Thành (tức Bảy Thành) là vợ liệt sĩ Đặng Văn Thành và mẹ liệt sĩ Đặng Văn Hai. Năm 1992, thấy hoàn cảnh khó khăn của gia đình, địa phương hỗ trợ cất cho bà nhà tình nghĩa.

Song, qua năm tháng, căn nhà tình nghĩa thời đó cũng xuống cấp, địa phương sửa chữa lại nhà cho bà và hôm nay thì cất mới: nhà tường, lợp tôn. Căn nhà trị giá hơn 55 triệu đồng, trong đó quỹ Đền ơn đáp nghĩa của tỉnh là 40 triệu đồng, số còn lại gia đình đóng góp.

Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Trung ương MTTQ Việt Nam phát động đã và đang tiếp tục khẳng định ý nghĩa nhân đạo to lớn trong đời sống xã hội với việc huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo.


Trong năm, tỉnh
tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế- xã hội khác trên 20.800 lao động.

Năm 2013, Vĩnh Long đã vận động  quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội được 180 tỷ đồng để chăm lo người nghèo. Có hàng chục ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được giúp đỡ, vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Theo đó, hỗ trợ hàng trăm căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở; hỗ trợ con giống, cây trồng, vốn sản xuất cho hộ nghèo, đảng viên nghèo; trao hàng ngàn suất học bổng cho học sinh- sinh viên nghèo vượt khó; hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân nghèo được khám chữa bệnh miễn phí; hàng ngàn quà tết cho người nghèo;...

Chú Nguyễn Ngọc Anh (ấp Vĩnh Tiến, xã Hựu Thành- Trà Ôn), từng tham gia kháng chiến ở chiến trường Campuchia có cuộc sống khó khăn.

Chú được Hội Cựu chiến binh xã xét cho vay mua bò về nuôi. Căn nhà mái lá xiêu vẹo được địa phương vận động nhà hảo tâm cất nhà tình thương. Nhờ chí thú làm ăn, gia đình chú vừa làm mướn, vừa tận dụng công đất ruộng trồng nấm rơm, nuôi bò. Hai con lớn chú có việc làm ổn định nên gia đình chú thoát nghèo trong năm 2013.


Lao động nữ nông thôn được đào tạo nghề đan lác, đan thảm có thu nhập từ 1-1,5 triệu đồng/tháng.

Vĩnh Long nỗ lực đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Đào tạo nghề để LĐ nông thôn, đặc biệt là những hộ gia đình nghèo có việc làm, có thu nhập cũng được tỉnh đầu tư và huy động mọi nguồn lực để thực hiện.
 
Việc lựa chọn và đào tạo những ngành nghề phù hợp, đã giúp cho người dân nâng cao được giá trị sản xuất, tận dụng được thời gian nông nhàn để có thêm thu nhập.
Chị Đinh Thị Tuyết Khoa (xã Bình Ninh- Tam Bình) cho biết: “Nhờ mấy chị phụ nữ vận động và tổ chức đan các sản phẩm lục bình. Vợ chồng em đều đan, 1 tháng cũng kiếm thêm được trên 2 triệu đồng”.

Gíam đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lê Quang Đạo cho biết:

Để đào tạo nghề và giải quyết việc làm hiệu quả, ngành  đa dạng hóa các trình độ đào tạo nghề, ngành nghề và phương thức đào tạo để tạo điều kiện cho lao động nông thôn, người dân tộc, người nghèo được học nghề phù hợp với nhu cầu, trình độ văn hóa và điều kiện kinh tế- xã hội tại địa phương.

Tập trung đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu của tỉnh; tăng cường gắn kết cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp.

Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Trong điều kiện có nhiều khó khăn, kết quả đạt được trong năm 2013 là tích cực và khá toàn diện.

Vĩnh Long t
hực hiện tốt các chính sách giải quyết việc làm, giảm nghèo, hỗ trợ xây dựng nhà ở, bù giá điện cho người nghèo... góp phần quan trọng hoàn thành cơ bản chỉ tiêu kéo giảm 1,81% hộ nghèo so cuối năm 2012 (hiện còn 4,57%). Điều đó, thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm chính trị rất lớn của cả hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh nhà.

Năm 2013, các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Long tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình vươn lên thoát nghèo. Trong năm, đào tạo nghề cho trên 35.000 lao động, trong đó có trên 13.800 lao động nông thôn tham gia học nghề theo chính sách cuả Đề án 1956; tỷ lệ lao động sau đào tạo nghề có việc làm đạt 82,3%. Tỉnh giải quyết việc làm mới cho trên 27.100 lao động. Trong đó, có 1.054 lao động thông qua công tác giới thiệu việc làm (sàn giao dịch việc làm); xuất khẩu 505 lao động.

Bài, ảnh: THÚY QUYÊN