Góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền

Cập nhật, 05:56, Thứ Sáu, 22/01/2016 (GMT+7)

Ngày 5/1/1966, Bộ Chính trị ban hành quyết định thành lập Ban Pháp chế Trung ương (nay là Ban nội chính Trung ương). Từ khi thành lập, Ban Nội chính trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với những tên gọi khác nhau và mỗi giai đoạn ngành nội chính Đảng được Ban Bí thư, Bộ Chính trị giao chức năng, nhiệm vụ khác nhau phù hợp với yêu cầu từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam.

Dù nhiệm vụ khó khăn, nặng nề nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. 50 năm qua, ngành nội chính Đảng góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và giữ vững chính trị trật tự an toàn xã hội.

Đội ngũ cán bộ làm công tác nội chính luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị vững vàng, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đội ngũ cán bộ làm công tác nội chính luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị vững vàng, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

50 năm hình thành  và phát triển

Năm 1979, Ban Bí thư ban hành Quyết định số 48-QĐ/TW, ngày 19/9/1979 quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Ban Nội chính Trung ương; đồng thời quy định về việc thành lập ban nội chính ở các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương. Việc thành lập Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính các địa phương đánh dấu một giai đoạn mới sự phát triển của hệ thống các cơ quan tham mưu cho Trung ương về lĩnh vực nội chính.

Trên cơ sở báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), lãng phí. Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) đề ra chủ trương, thành lập BCĐ Trung ương về PCTN trực thuộc Bộ Chính trị. Sau đó, lập lại Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu cho BCH Trung ương về những chủ trương chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và đồng thời cũng là cơ quan thường trực của BCĐ Trung ương về PCTN.

Đến nay, ngành nội chính Đảng đã tròn 50 năm hình thành, phát triển gắn liền với chặng đường lịch sử của đất nước và dân tộc từ khi đất nước còn chia cắt 2 miền Nam- Bắc. Dân tộc ta tiến hành 2 nhiệm vụ vô cùng quan trọng là đánh giặc giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa.

Ban Nội chính Trung ương cũng trải qua 2 dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước Việt Nam từ chuyên chính vô sản tới Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 50 năm qua, ngành nội chính Đảng không ngừng trưởng thành và phát triển. Hệ thống các cơ quan tham mưu cho Đảng về công tác nội chính ngày càng kiện toàn trên phạm vi toàn quốc.

Các thế hệ cán bộ làm công tác nội chính nâng dần năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức trong sáng, chính trị tư tưởng vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng và Tổ quốc Việt Nam sẵn sàng vượt qua thử thách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngày nay, đất nước ta đang đổi mới toàn diện, mở cửa hội nhập sâu rộng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh thì ngành nội chính Đảng nhiệm vụ càng nặng nề hơn.

Góp phần giữ vững  an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Từ khi tái thành lập, Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác nội chính.
Từ khi tái thành lập, Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác nội chính.

Từ khi tái thành lập, Ban Nội chính Tỉnh ủy Vĩnh Long chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác nội chính. Qua đó, chỉ đạo cấp ủy Đảng, cơ quan chức năng nắm chắc tình hình, tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, chủ động triển khai các biện pháp công tác đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động phá hoại của thế lực thù địch, triển khai nhiều đợt cao điểm tấn công tội phạm. Bên cạnh đó, xác định công tác PCTN là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài các cấp chủ động thường xuyên, kiên quyết triển khai phòng chống.

Công tác tuyên truyền PCTN, lãng phí luôn được đẩy mạnh gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, tạo được sự đồng thuận xã hội củng cố niềm tin nhân dân. Bên cạnh đó, Ban Nội chính Tỉnh ủy tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, kịp thời với các ngành đoàn thể thuộc khối nội chính các cấp trong quá trình thực hiện chức năng.

Những năm qua, Ban Nội chính Tỉnh ủy được đánh giá cao góp phần trong sự phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo giữ vững, ổn định. Các loại tội phạm và vi phạm pháp luật được kiềm chế, đẩy lùi.

Các cơ quan tư pháp phối hợp thực hiện nghiêm túc công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng pháp luật, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo- nhất là kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc phức tạp, tồn đọng đạt được những kết quả tích cực góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế- xã hội.

Nhìn lại chặng đường 50 năm tái thành lập, Ban Nội chính Tỉnh ủy Vĩnh Long trải qua nhiều giai đoạn lịch sử phát triển với tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, quy mô tổ chức khác nhau nhưng đã khẳng định được vai trò, tầm quan trọng và đáp ứng nhu cầu tình hình thực tế của xã hội.

Những năm qua ngành nội chính tỉnh nhà không ngừng lớn mạnh. Đội ngũ cán bộ làm công tác nội chính trau dồi đạo đức, chuyên môn vừa hồng vừa chuyên với tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị vững vàng phục vụ sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng.

Những năm tới ngành nội chính tiếp tục phát huy truyền thống, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và niềm tin yêu của nhân dân.

Năm 2013, Vĩnh Long tái thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy trên cơ sở chuyển giao toàn bộ tổ chức, nhân sự của Văn phòng BCĐ PCTN của tỉnh và Phòng Nội chính tiếp dân thuộc Văn phòng Tỉnh ủy. Tỉnh ủy điều động ông Lê Thành Lượng- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh làm trưởng ban cùng nhiều cán bộ ban ngành khác về công tác ở Ban Nội chính Tỉnh ủy. Ngày 1/8/2013, Ban Nội chính Tỉnh ủy chính thức đi vào hoạt động, góp phần quan trọng vào thành tích chung của Đảng bộ tỉnh nhà phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Bài, ảnh: HOÀI NAM