Hỏi cung bị can phải ghi âm, ghi hình

Cập nhật, 13:12, Thứ Sáu, 27/11/2015 (GMT+7)

Sáng 27/11, kỳ họp thứ 10,  Quốc hội khóa XIII đại biểu đã biểu quyết thông qua Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi).

Biểu quyết thông qua Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi).
Biểu quyết thông qua Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi).

Điểm mới trong bộ luật này nhiều ý kiến tán thành với phạm vi bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung nhằm bảo đảm minh bạch quá trình hỏi cung, bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp, đồng thời bảo vệ người hỏi cung, tránh bị vu cáo là cần thiết.

Để Bộ luật thực thi có hiệu quả, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan quy định chi tiết trình tự, thủ tục việc thực hiện, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình việc hỏi cung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xây dựng đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình thực hiện việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật, đồng thời quy định cụ thể nơi có điều kiện để thực hiện việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung kể từ ngày 1/1/2016. Chậm nhất đến 1/1/2019 thì thực hiện thống nhất việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc.

Tin, ảnh: HOÀNG MINH