Sinh viên tỉnh miền núi Sơn La phấn khởi khi có chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Cập nhật, 17:58, Thứ Năm, 16/09/2021 (GMT+7)

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, học sinh, sinh viên nhiều vùng của tỉnh Sơn La đang phải học trực tuyến. Là địa phương miền núi, chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, kinh tế khó khăn, nhiều em không có thiết bị để kết nối học tập, sóng điện thoại yếu, thường xuyên nghẽn mạng...

Theo Cao Thiên/VOV-Tây Bắc

Em Lò Thị Hà Thanh sinh sống cùng ông bà tại xã vùng cao Chiềng Ly, huyện Thuận Châu (Sơn La) hiện đang là sinh viên năm 2 trường Đại học Phenikaa. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sinh viên chưa thể tập trung, nên những ngày này, nhà trường đang tổ chức cho sinh viên học trực tuyến
Em Lò Thị Hà Thanh sinh sống cùng ông bà tại xã vùng cao Chiềng Ly, huyện Thuận Châu (Sơn La) hiện đang là sinh viên năm 2 trường Đại học Phenikaa. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sinh viên chưa thể tập trung, nên những ngày này, nhà trường đang tổ chức cho sinh viên học trực tuyến
Thanh chia sẻ:“Việc học online của em gặp rất nhiều khó khăn vì nơi em ở, sóng điện thoại không tốt, em thường hay phải ra vườn, hay đám ruộng cạnh nhà để kết nối mạng, nhưng cũng rất nhiều lần bị lỗi kết nối”.
Thanh chia sẻ:“Việc học online của em gặp rất nhiều khó khăn vì nơi em ở, sóng điện thoại không tốt, em thường hay phải ra vườn, hay đám ruộng cạnh nhà để kết nối mạng, nhưng cũng rất nhiều lần bị lỗi kết nối”.
Em Trần Tiến Đạt,  Sinh viên năm 2 trường Đại học kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, hiện đang sinh sống ở thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.  Đạt cũng cho biết, quá trình học online, việc nắm bắt các nội dung kiến thức của giảng viên truyền tải rất khó khăn do thường xuyên bị ngắt do lỗi kết nối mạng.
Em Trần Tiến Đạt, Sinh viên năm 2 trường Đại học kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, hiện đang sinh sống ở thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Đạt cũng cho biết, quá trình học online, việc nắm bắt các nội dung kiến thức của giảng viên truyền tải rất khó khăn do thường xuyên bị ngắt do lỗi kết nối mạng.
Kinh tế  gia đình khó khăn, em Đinh Phương Uyên, sinh viên Đại học sư phạm Thái Nguyên đang phải mua trả góp máy tính để phục vụ việc học online của mình.
Kinh tế gia đình khó khăn, em Đinh Phương Uyên, sinh viên Đại học sư phạm Thái Nguyên đang phải mua trả góp máy tính để phục vụ việc học online của mình.
Em Phạm Thu Giang, sinh viên năm 3, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đang sinh sống tại huyện Phù Yên (Sơn La) - địa bàn đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; gia đình hoàn cảnh, nhà có 2 chị em nên việc học cũng gặp nhiều khó khăn, hai chị em thường xuyên phải mượn máy của nhau để học.
Em Phạm Thu Giang, sinh viên năm 3, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đang sinh sống tại huyện Phù Yên (Sơn La) - địa bàn đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; gia đình hoàn cảnh, nhà có 2 chị em nên việc học cũng gặp nhiều khó khăn, hai chị em thường xuyên phải mượn máy của nhau để học.
Em Đỗ Như Quỳnh, sinh viên năm 2 trường Cao Đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, nhà ở huyện Phù Yên đã học online được 3 tháng do dịch bệnh Covid-19 tại nơi mình ở, cũng như tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp, em chưa thể xuống trường.
Em Đỗ Như Quỳnh, sinh viên năm 2 trường Cao Đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, nhà ở huyện Phù Yên đã học online được 3 tháng do dịch bệnh Covid-19 tại nơi mình ở, cũng như tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp, em chưa thể xuống trường.
Em Hoàng Linh Đam, nhà ở Sơn La, sinh viên năm 2 trường Cao Đẳng kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội cũng đã học online đã được 3 tháng. Tuy nhiên, việc học cũng như việc thi của em cũng vô cùng khó khăn khi các môn học đa phần là thực hành. Để vào được nhóm học thì em cũng thường phải mất khoảng 30 phút loay hoay do thiết bị kết nối mạng của em rất kém.
Em Hoàng Linh Đam, nhà ở Sơn La, sinh viên năm 2 trường Cao Đẳng kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội cũng đã học online đã được 3 tháng. Tuy nhiên, việc học cũng như việc thi của em cũng vô cùng khó khăn khi các môn học đa phần là thực hành. Để vào được nhóm học thì em cũng thường phải mất khoảng 30 phút loay hoay do thiết bị kết nối mạng của em rất kém.
Dù gặp nhiều vấn đề về đường truyền trong quá trình học online, song em Đinh Thị Linh Chi, sinh viên năm 2 trường Đại học Tây Bắc vẫn thấy mình hạnh phúc, vì ít ra còn có thiết bị để kết nối học tập....
Dù gặp nhiều vấn đề về đường truyền trong quá trình học online, song em Đinh Thị Linh Chi, sinh viên năm 2 trường Đại học Tây Bắc vẫn thấy mình hạnh phúc, vì ít ra còn có thiết bị để kết nối học tập....
...Bởi hiện nay, rất nhiều sinh viên, học sinh khác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới ở Sơn La chưa có laptop hay điện thoại thông minh để học online. Vì vậy, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Qua việc được trang bị hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện phục vụ dạy và học trực tuyến, thầy cô giáo và các em học sinh nơi đây sẽ có thêm điều kiện để thực hiện hiệu quả kế hoạch dạy và học trong năm học mới./.

...Bởi hiện nay, rất nhiều sinh viên, học sinh khác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới ở Sơn La chưa có laptop hay điện thoại thông minh để học online. Vì vậy, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Qua việc được trang bị hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện phục vụ dạy và học trực tuyến, thầy cô giáo và các em học sinh nơi đây sẽ có thêm điều kiện để thực hiện hiệu quả kế hoạch dạy và học trong năm học mới./.