Sức sống Trường Sa

Cập nhật, 11:13, Thứ Bảy, 04/05/2019 (GMT+7)

Trường Sa được mệnh danh là “Thủ đô của biển, đảo Việt Nam”. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, những người dân, người lính kiên cường đang ngày đêm vững tay lái, chắc tay súng để giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

NGUYỄN THỊNH (thực hiện)

Đảo chìm nằm dưới mực nước biển, trên nền san hô khoảng vài trăm mét vuông. Vì vậy “nơi anh đóng quân” trơ trọi giữa bốn bề sóng nước, không một bóng cây. Điều kiện sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ vì thế cũng gian nan, vất vả hơn rất nhiều.
Đảo chìm nằm dưới mực nước biển, trên nền san hô khoảng vài trăm mét vuông. Vì vậy “nơi anh đóng quân” trơ trọi giữa bốn bề sóng nước, không một bóng cây. Điều kiện sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ vì thế cũng gian nan, vất vả hơn rất nhiều.

 

Đảo Sinh Tồn Đông trải dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, nằm trên nền san hô ngập nước dài hơn 1,2km, rộng 0,6km và được bao bọc bởi bờ cát rộng từ 5- 10m. Cây trên đảo chủ yếu là bàng vuông, mù u, phi lao, phong ba, rau muống biển.
Đảo Sinh Tồn Đông trải dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, nằm trên nền san hô ngập nước dài hơn 1,2km, rộng 0,6km và được bao bọc bởi bờ cát rộng từ 5- 10m. Cây trên đảo chủ yếu là bàng vuông, mù u, phi lao, phong ba, rau muống biển.

 

Vượt bao khó khăn về điều kiện vật chất, khắc nghiệt của thiên nhiên, cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa luôn đoàn kết, chấp nhận mọi hy sinh, gian khổ vì sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Vượt bao khó khăn về điều kiện vật chất, khắc nghiệt của thiên nhiên, cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa luôn đoàn kết, chấp nhận mọi hy sinh, gian khổ vì sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

 

Xa đất liền, cán bộ, chiến sĩ tăng gia sản xuất để đảm bảo bữa ăn luôn có rau xanh. Đất và hạt giống được mang từ đất liền ra, nước sinh hoạt được tận dụng làm nước tưới. Cải xanh, mồng tơi, rau muống,… đảo nào cùng có, riêng các đảo nổi diện tích rộng hơn nên có thể trồng thêm bầu, bí,…
Xa đất liền, cán bộ, chiến sĩ tăng gia sản xuất để đảm bảo bữa ăn luôn có rau xanh. Đất và hạt giống được mang từ đất liền ra, nước sinh hoạt được tận dụng làm nước tưới. Cải xanh, mồng tơi, rau muống,… đảo nào cùng có, riêng các đảo nổi diện tích rộng hơn nên có thể trồng thêm bầu, bí,…

 

Tiên Nữ là đảo chìm và cũng là đảo xa nhất Tổ quốc về phía Đông. Nằm gần đường xích đạo nên Mặt trời ở đây mọc sớm hơn đất liền 1 giờ. Bình minh trên đảo Tiên Nữ được cho là đẹp nhất Trường Sa bởi màu sắc và khoảng cách nhìn Mặt trời gần nhất.
Tiên Nữ là đảo chìm và cũng là đảo xa nhất Tổ quốc về phía Đông. Nằm gần đường xích đạo nên Mặt trời ở đây mọc sớm hơn đất liền 1 giờ. Bình minh trên đảo Tiên Nữ được cho là đẹp nhất Trường Sa bởi màu sắc và khoảng cách nhìn Mặt trời gần nhất.

 

Ngày 5/7/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị về việc xây dựng Cụm kinh tế- khoa học- dịch vụ kỹ thuật tại khu bãi đá ngầm thuộc đặc khu Vũng Tàu- Côn Đảo (nay là tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Nhà giàn được xem như cột mốc chủ quyền giữa biển khơi. Trong ảnh là Nhà giàn DK1/20 tại khu vực Ba Kè.
Ngày 5/7/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị về việc xây dựng Cụm kinh tế- khoa học- dịch vụ kỹ thuật tại khu bãi đá ngầm thuộc đặc khu Vũng Tàu- Côn Đảo (nay là tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Nhà giàn được xem như cột mốc chủ quyền giữa biển khơi. Trong ảnh là Nhà giàn DK1/20 tại khu vực Ba Kè.

 

Duyệt đội ngũ chào mừng đoàn công tác từ đất liền ra thăm đảo Trường Sa Lớn.
Duyệt đội ngũ chào mừng đoàn công tác từ đất liền ra thăm đảo Trường Sa Lớn.

 

Niềm vui của các chiến sĩ khi xem các tiết mục văn nghệ mang hơi ấm hậu phương.
Niềm vui của các chiến sĩ khi xem các tiết mục văn nghệ mang hơi ấm hậu phương.

 

Đảo Trường Sa Lớn có 7 hộ dân đang sinh sống, trong đó có 9 trẻ em. Có bé sinh ra tại ở đảo, cũng có bé theo cha mẹ ra đảo từ nhỏ.
Đảo Trường Sa Lớn có 7 hộ dân đang sinh sống, trong đó có 9 trẻ em. Có bé sinh ra tại ở đảo, cũng có bé theo cha mẹ ra đảo từ nhỏ.