Chùa Vĩnh Nghiêm - Nơi lưu giữ hàng nghìn mộc bản Kinh phật quý giá

Cập nhật, 13:30, Chủ Nhật, 16/09/2018 (GMT+7)

Ngoài những nét kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ 3.050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực.

Theo VOV

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, Việt Nam, còn được gọi là chùa Đức La, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.
Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, Việt Nam, còn được gọi là chùa Đức La, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.

 

Tương truyền chùa Vĩnh Nghiêm được khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ XI), được tôn tạo và trở lên nổi tiếng vào thế kỷ XIII gắn liền với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Tương truyền chùa Vĩnh Nghiêm được khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ XI), được tôn tạo và trở lên nổi tiếng vào thế kỷ XIII gắn liền với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

 

Chùa Vĩnh Nghiêm là công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt, đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc nghệ thuật Việt Nam.
Chùa Vĩnh Nghiêm là công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt, đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc nghệ thuật Việt Nam.

 

Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, nằm trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn viên là luỹ tre dày đặc. Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng đông nam gồm 4 khối: Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác.
Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, nằm trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn viên là luỹ tre dày đặc. Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng đông nam gồm 4 khối: Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác.

 

Cổng Tam quan được xây kiểu chồng diêm gồm 1 gian, 2 chái với hai tầng tám mái đao cong. Bờ nóc xây gạch phủ áo vữa, giữa đắp hình lưỡng long chầu nguyệt, bờ dải xây gạch trát vữa, khúc nguỷnh tạo hình nghê chầu, bờ guột xây gạch phủ vữa nối các đầu đao cong. Các đầu đao được đắp trang trí hình đầu rồng và con xô.
Cổng Tam quan được xây kiểu chồng diêm gồm 1 gian, 2 chái với hai tầng tám mái đao cong. Bờ nóc xây gạch phủ áo vữa, giữa đắp hình lưỡng long chầu nguyệt, bờ dải xây gạch trát vữa, khúc nguỷnh tạo hình nghê chầu, bờ guột xây gạch phủ vữa nối các đầu đao cong. Các đầu đao được đắp trang trí hình đầu rồng và con xô.

 

Tam bảo chùa Vĩnh Nghiêm đã trải qua 14 đại trùng tu năm gần nhất là năm 2006, nhưng cơ bản vẫn bảo lưu được kiến trúc thời Lê-Nguyễn. Tam bảo như một bảo tàng nghệ thuật chạm khắc trên cấu kiện, mang đậm phong cách nghệ thuật đan xen giữa thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn.
Tam bảo chùa Vĩnh Nghiêm đã trải qua 14 đại trùng tu năm gần nhất là năm 2006, nhưng cơ bản vẫn bảo lưu được kiến trúc thời Lê-Nguyễn. Tam bảo như một bảo tàng nghệ thuật chạm khắc trên cấu kiện, mang đậm phong cách nghệ thuật đan xen giữa thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn.

 

Giá trị độc đáo về mặt kiến trúc ở tòa Tam bảo thể hiện ở  nội dung: Tam bảo vẫn bảo lưu được nền nhà bằng đất nện.
Giá trị độc đáo về mặt kiến trúc ở tòa Tam bảo thể hiện ở nội dung: Tam bảo vẫn bảo lưu được nền nhà bằng đất nện.

 

Giá trị độc đáo về mặt bài trí tượng Phật là vẫn lưu giữ được hệ thống tượng thờ bài trí theo quy chuẩn của Phật giáo Bắc Tông.
Giá trị độc đáo về mặt bài trí tượng Phật là vẫn lưu giữ được hệ thống tượng thờ bài trí theo quy chuẩn của Phật giáo Bắc Tông.

 

Mỗi pho tượng đều được tạc ở nhiều tư thế, dáng vẻ khác nhau nhưng toát lên tính từ bi hỷ xả của nhà Phật.
Mỗi pho tượng đều được tạc ở nhiều tư thế, dáng vẻ khác nhau nhưng toát lên tính từ bi hỷ xả của nhà Phật.

 

Kỹ thuật tạc và chạm ở các bệ, tượng thờ đều thể hiện phong cách nghệ thuật tượng thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX).
Kỹ thuật tạc và chạm ở các bệ, tượng thờ đều thể hiện phong cách nghệ thuật tượng thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX).

 

Nhà Tổ đệ nhất thờ Tổ Hương Vân Trần Nhân Tông. Trong toà Tổ đệ nhất hiện nay có một tượng hậu đặt ở phía ngoài, 2 gian bên. Ba tổ Trúc Lâm đặt ở hậu cung, trên có tấm hoành phi
Nhà Tổ đệ nhất thờ Tổ Hương Vân Trần Nhân Tông. Trong toà Tổ đệ nhất hiện nay có một tượng hậu đặt ở phía ngoài, 2 gian bên. Ba tổ Trúc Lâm đặt ở hậu cung, trên có tấm hoành phi "Trúc Lâm hội Thượng".

 

Gác chuông cao 2 tầng 8 mái, treo một quả chuông lớn. Kiến trúc lầu chuông được kết hợp giữa cấu trúc gỗ và gạch, ở phần giữa bốn đầu bảy có treo những quả chuông đồng nhỏ (chuông gió).
Gác chuông cao 2 tầng 8 mái, treo một quả chuông lớn. Kiến trúc lầu chuông được kết hợp giữa cấu trúc gỗ và gạch, ở phần giữa bốn đầu bảy có treo những quả chuông đồng nhỏ (chuông gió).

 

Ngoài những nét kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ 3.050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực.
Ngoài những nét kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ 3.050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực.

 

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được tổ chức UNESCO công nhận là là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào ngày 16/5/2012 .
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được tổ chức UNESCO công nhận là là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào ngày 16/5/2012 .

 

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm nhìn từ góc độ mỹ thuật truyền thống như một tác phẩm mỹ thuật đồ họa khắc gỗ độc lập, chứ không chỉ bình thường như một bản san khắc chữ khô khan theo cách thức thủ công khi phương tiện khoa học kỹ thuật thời bấy giờ chưa phát triển làm phương tiện để truyền bá Phật pháp bằng văn bản tới nhiều người.
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm nhìn từ góc độ mỹ thuật truyền thống như một tác phẩm mỹ thuật đồ họa khắc gỗ độc lập, chứ không chỉ bình thường như một bản san khắc chữ khô khan theo cách thức thủ công khi phương tiện khoa học kỹ thuật thời bấy giờ chưa phát triển làm phương tiện để truyền bá Phật pháp bằng văn bản tới nhiều người.

 

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được chế tác bởi những người thợ thủ công lành nghề thuộc các phường thợ ở Bắc Ninh, Bắc Giang và đặc biệt là Liễu Tràng (Hải Dương) - một làng chuyên làm nghề khắc mộc bản từ lâu đời.
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được chế tác bởi những người thợ thủ công lành nghề thuộc các phường thợ ở Bắc Ninh, Bắc Giang và đặc biệt là Liễu Tràng (Hải Dương) - một làng chuyên làm nghề khắc mộc bản từ lâu đời.

 

Các mộc bản đều được làm từ gỗ cây thị, khắc bằng chữ Hán cổ và Nôm, số ít khắc xen cài chữ Phạn. Chữ được khắc ngược trên hai mặt của mỗi ván gỗ (số ít khắc một mặt) với độ sâu từ 1 – 1,5mm.
Các mộc bản đều được làm từ gỗ cây thị, khắc bằng chữ Hán cổ và Nôm, số ít khắc xen cài chữ Phạn. Chữ được khắc ngược trên hai mặt của mỗi ván gỗ (số ít khắc một mặt) với độ sâu từ 1 – 1,5mm.

 

Kỹ thuật khắc chữ và hình ảnh trang trí trên mỗi tấm ván được thực hiện đúng theo qui chuẩn in của Việt Nam. Mỗi trang sách in ra sẽ có biên lan (khung viền lề sách), bản tâm (vị trí khắc tiêu đề sách), ngư vĩ (gáy sách).
Kỹ thuật khắc chữ và hình ảnh trang trí trên mỗi tấm ván được thực hiện đúng theo qui chuẩn in của Việt Nam. Mỗi trang sách in ra sẽ có biên lan (khung viền lề sách), bản tâm (vị trí khắc tiêu đề sách), ngư vĩ (gáy sách).

 

Những hình ảnh, tư liệu về quá trình hình thành và bảo quản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được trưng bày.
Những hình ảnh, tư liệu về quá trình hình thành và bảo quản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được trưng bày.

 

Với những giá trị tiêu biểu, chùa Vĩnh Nghiêm đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1964 (Quyết định số: 29-VH/QĐ ngày 13/01/1964 của Bộ Văn hóa, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Với những giá trị tiêu biểu, chùa Vĩnh Nghiêm đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1964 (Quyết định số: 29-VH/QĐ ngày 13/01/1964 của Bộ Văn hóa, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).