Hoang sơ Lung Ngọc Hoàng

Cập nhật, 14:59, Thứ Sáu, 19/05/2017 (GMT+7)

Cách TP Vị Thanh (Hậu Giang) chừng 40km về hướng Đông Bắc, Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp) sẽ làm nao lòng khách phương xa với vẻ hoang sơ mà hữu tình.

Nơi đây không chỉ được mệnh danh là lá phổi xanh của ĐBSCL mà còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học thuộc dạng độc đáo nhất cả nước hiện nay.

Theo ông Lư Xuân Hội- Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tên gọi này được diễn giải nôm na là “vùng đất trũng ngập nước của ông trời”, thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu.

Tài liệu lịch sử ghi nhận, khoảng 120 năm về trước, đã có người đến khai khẩn Lung Ngọc Hoàng. Trước năm 1945, có nhiều địa chủ đã thuê người vỡ đất làm ruộng và khai thác cá. Về sau do chiến tranh, Lung Ngọc Hoàng hoang hóa, rồi trở thành căn cứ cách mạng trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được thành lập vào năm 2002, rộng 2.800 ha, được chia thành 3 phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rộng 1.015 ha; phân khu phục hồi sinh thái 937 ha, phân khu hành chính 852 ha.
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được thành lập vào năm 2002, rộng 2.800 ha, được chia thành 3 phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rộng 1.015 ha; phân khu phục hồi sinh thái 937 ha, phân khu hành chính 852 ha.

 

 

Để vào Lung Ngọc Hoàng, có thể đi bộ men theo những con đường đan ngoằn ngoèo vừa mới xây dựng, dưới tán rừng tràm mát rượi hoặc có thể di chuyển bằng xuồng.
Để vào Lung Ngọc Hoàng, có thể đi bộ men theo những con đường đan ngoằn ngoèo vừa mới xây dựng, dưới tán rừng tràm mát rượi hoặc có thể di chuyển bằng xuồng.

 

 

Lung sen ẩn mình giữa những tán rừng tràm bạt ngàn. Theo ông Lư Xuân Hội, nơi đây đang lưu giữ trên 330 loài thực vật với 224 chi, 92 họ. Tương lai, đây sẽ là nơi nghiên cứu khoa học, bảo vệ các thảm thực vật quý, đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái, tái tạo các mảng sinh cảnh trên vùng đất ngập nước hiếm hoi còn sót lại của khu vực ĐBSCL.
Lung sen ẩn mình giữa những tán rừng tràm bạt ngàn. Theo ông Lư Xuân Hội, nơi đây đang lưu giữ trên 330 loài thực vật với 224 chi, 92 họ. Tương lai, đây sẽ là nơi nghiên cứu khoa học, bảo vệ các thảm thực vật quý, đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái, tái tạo các mảng sinh cảnh trên vùng đất ngập nước hiếm hoi còn sót lại của khu vực ĐBSCL.

 

Những chiếc vỏ lãi composite lướt nhanh qua đám lục bình, trong làn nước nâu đỏ đặc trưng của rừng tràm, đưa du khách len lỏi qua các cánh rừng bạt ngàn, mang đến cảm giác sảng khoái khi được đắm mình giữa bốn bề thiên nhiên xanh mát, trong lành.
Những chiếc vỏ lãi composite lướt nhanh qua đám lục bình, trong làn nước nâu đỏ đặc trưng của rừng tràm, đưa du khách len lỏi qua các cánh rừng bạt ngàn, mang đến cảm giác sảng khoái khi được đắm mình giữa bốn bề thiên nhiên xanh mát, trong lành.

 

Một tháp canh bằng bê tông kiên cố sắp hoàn thành, tạo điều kiện để quan sát tổng thể Lung và xa hơn là phục vụ nhu cầu tham quan. Hiện Lung Ngọc Hoàng quy tụ 206 loài động vật quý hiếm, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.
Một tháp canh bằng bê tông kiên cố sắp hoàn thành, tạo điều kiện để quan sát tổng thể Lung và xa hơn là phục vụ nhu cầu tham quan. Hiện Lung Ngọc Hoàng quy tụ 206 loài động vật quý hiếm, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.

 

Hàng ngàn bụi chuối được trồng 2 bên bờ, ngoài ra còn đu đủ, xoài, cà na… vừa tạo thêm sự phong phú cho hệ thực vật, vừa cải thiện thu nhập cho những người ngày đêm “bám đất giữ lung”. Tuy vậy, Lung Ngọc Hoàng vẫn chưa đón nhiều khách tham quan.
Hàng ngàn bụi chuối được trồng 2 bên bờ, ngoài ra còn đu đủ, xoài, cà na… vừa tạo thêm sự phong phú cho hệ thực vật, vừa cải thiện thu nhập cho những người ngày đêm “bám đất giữ lung”. Tuy vậy, Lung Ngọc Hoàng vẫn chưa đón nhiều khách tham quan.

 

 

Cá trê, cá lóc nướng trui ăn kèm các loại rau được cán bộ, nhân viên khu bảo tồn tự tay trồng và chăm sóc sẽ làm nao lòng khách phương xa.
Cá trê, cá lóc nướng trui ăn kèm các loại rau được cán bộ, nhân viên khu bảo tồn tự tay trồng và chăm sóc sẽ làm nao lòng khách phương xa.

NGUYỄN THỊNH (thực hiện)