Chùm ảnh tàu sân bay tự chế đầu tiên của Trung Quốc

Cập nhật, 12:21, Thứ Năm, 27/04/2017 (GMT+7)

Lễ hạ thủy tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc đã diễn ra sáng 26/4 tại thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh ở vùng đông bắc nước này.

Theo Hùng Cường/VOV.VN

Theo truyền thông địa phương, chiếc tàu sân bay này được biết đến với cái tên tạm thời “Kiểu 001A”. (Ảnh: Reuters)
Theo truyền thông địa phương, chiếc tàu sân bay này được biết đến với cái tên tạm thời “Kiểu 001A”. (Ảnh: Reuters)

 

Đây là tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc hoàn toàn tự sản xuất. Trước đó, nước này đã sở hữu tàu sân bay Liêu Ninh mua lại của Ukraine. (Ảnh: AP)
Đây là tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc hoàn toàn tự sản xuất. Trước đó, nước này đã sở hữu tàu sân bay Liêu Ninh mua lại của Ukraine. (Ảnh: AP)

 

Như vậy, tàu sân bay mới này là chiếc tàu sân bay thứ 2 trong đội hình hải quân Trung Quốc. (Ảnh: VCG)
Như vậy, tàu sân bay mới này là chiếc tàu sân bay thứ 2 trong đội hình hải quân Trung Quốc. (Ảnh: VCG)

 

Tàu sân bay này dài 315m, rộng 75m, có mức choán nước là 70.000 tấn. (Ảnh: AP)
Tàu sân bay này dài 315m, rộng 75m, có mức choán nước là 70.000 tấn. (Ảnh: AP)

 

Tàu được đóng tại xưởng tàu Đại Liên, một cảng nằm ở tỉnh Liêu Ninh miền bắc Trung Quốc, nơi có đường biên giới với Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)
Tàu được đóng tại xưởng tàu Đại Liên, một cảng nằm ở tỉnh Liêu Ninh miền bắc Trung Quốc, nơi có đường biên giới với Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

 

Về cơ bản, tàu sân bay “Kiểu 001A”khá giống tàu sân bay Liêu Ninh. (Ảnh: VCG)
Về cơ bản, tàu sân bay “Kiểu 001A”khá giống tàu sân bay Liêu Ninh. (Ảnh: VCG)

 

Tuy nhiên, “Kiểu 001A”được cho là có nhiều cải tiến quan trọng so với Liêu Ninh và có khả năng chiến đấu tốt hơn. (Ảnh: AFP/Getty)
Tuy nhiên, “Kiểu 001A”được cho là có nhiều cải tiến quan trọng so với Liêu Ninh và có khả năng chiến đấu tốt hơn. (Ảnh: AFP/Getty)

 

 Tàu sân bay của Trung Quốc có đường băng kiểu “nhảy cầu” nên các máy bay phải giới hạn lượng nhiên liệu và vũ khí mang theo, dẫn đến giảm hiệu suất chiến đấu. (Ảnh: VCG)
Tàu sân bay của Trung Quốc có đường băng kiểu “nhảy cầu” nên các máy bay phải giới hạn lượng nhiên liệu và vũ khí mang theo, dẫn đến giảm hiệu suất chiến đấu. (Ảnh: VCG)

 

Quan trọng hơn cả là với kiểu thiết kế đường băng này,  không thể triển khai hoạt động máy bay cánh cố định tải trọng lớn trên tàu sân bay “Kiểu 001A”. (Ảnh: VCG)
Quan trọng hơn cả là với kiểu thiết kế đường băng này, không thể triển khai hoạt động máy bay cánh cố định tải trọng lớn trên tàu sân bay “Kiểu 001A”. (Ảnh: VCG)

 

Dù đã được hạ thủy nhưng Trung Quốc sẽ cần thêm vài năm để hoàn thiện cụm tàu sân bay tác chiến trước khi tàu có thể tham gia phục vụ hải quân nước này. (Ảnh: Reuters)
Dù đã được hạ thủy nhưng Trung Quốc sẽ cần thêm vài năm để hoàn thiện cụm tàu sân bay tác chiến trước khi tàu có thể tham gia phục vụ hải quân nước này. (Ảnh: Reuters)