Vật liệu sinh học sửa chữa mô xương làm từ da ếch và vảy cá

Cập nhật, 05:47, Chủ Nhật, 30/05/2021 (GMT+7)

(VLO) Các nhà khoa học ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore (NTU Singapore) vừa phát triển một loại vật liệu sinh học mới được làm hoàn toàn từ da ếch và vảy cá có thể giúp chữa trị xương.

Vật liệu sinh học được chiết xuất tropocollagen loại 1 (nhiều phân tử tạo thành sợi collagen) từ da ếch và hydroxyapatite (một hợp chất canxi-photphat) từ vảy của cá lóc, cũng được gọi là cá Toman.

Vật liệu sinh học xốp, chứa các hợp chất chủ yếu có trong xương, đóng vai trò như một giá đỡ cho các tế bào tạo xương bám vào và nhân lên, dẫn đến hình thành xương mới.

Nhóm NTU Singapore đã phát hiện ra rằng các tế bào tạo xương của con người được bám vào giàn vật liệu sinh học đã tự gắn kết thành công và bắt đầu nhân lên- một dấu hiệu của sự tăng trưởng. Họ cũng phát hiện ra rằng nguy cơ vật liệu sinh học kích hoạt phản ứng viêm là thấp.

Một giá đỡ như vậy có thể được sử dụng để giúp tái tạo mô xương bị mất do bệnh tật hoặc chấn thương, chẳng hạn như khuyết tật hàm do chấn thương hoặc phẫu thuật ung thư. Nó cũng có thể hỗ trợ sự phát triển của xương từ cấy ghép phẫu thuật như cấy ghép nha khoa.

TUYẾT HUỲNH (Nguồn: Phys.org)