Phương pháp mới biến rác thải nhựa thành điện

Cập nhật, 10:23, Thứ Bảy, 13/07/2019 (GMT+7)

Các nhà khoa học đã tạo ra một phương pháp “đầu tiên trên thế giới” có thể biến nhựa không thể tái chế thành nhiên liệu được sử dụng để cung cấp năng lượng cho xe hơi và nhà ở.

Các chuyên gia thuộc ĐH Chester (Vương quốc Anh) tập trung vào các vật liệu không thể tái chế, như bao bì thực phẩm hoặc nhựa thu hồi từ các bãi biển. Họ hy vọng biến nó thành nhiên liệu hydro và điện thân thiện với môi trường mà vẫn không để lại nhựa.

Các nhà phát triển tuyên bố đây là lần đầu tiên các chuyên gia thực hiện một phương pháp sử dụng tất cả các loại nhựa bẩn và không để lại dư lượng. Quá trình này bao gồm việc lấy nhựa chưa được phân loại, chưa rửa và cắt nó thành các dải dài 2 inch (5cm) trước khi nó được nung chảy trong lò nung 1.000°C. Khí sản xuất trong xử lý này sau đó được chuyển thành năng lượng.

Hy vọng công nghệ được cấp bằng sáng chế sẽ sớm cung cấp năng lượng không chỉ cho nhà máy 54 mẫu ở Cảng Elles 4.0.3, Cheshire, mà còn 7.000 ngôi nhà trên mạng lưới trong 1 ngày cũng như 7.000 ô tô chạy bằng hydro mỗi 2 tuần ở Anh.

Sự đổi mới, được tạo ra trong quan hệ đối tác giữa Tập đoàn Năng lượng điện PowerHouse Energy với Chính phủ Nhật Bản, sau đó sẽ được triển khai trên khắp Châu Á để giúp loại bỏ nhựa khỏi các đại dương và bãi biển trên toàn thế giới, công ty tuyên bố.

GS. Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu năng lượng Thornton tại ĐH Chester cho biết: “Công nghệ chuyển đổi tất cả rác thải nhựa thành khí tổng hợp hydro carbon thấp, chất lượng cao, sau đó có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho động cơ khí điện.

Một sản phẩm phụ của quá trình này là điện, có nghĩa là nhựa thải không chỉ có thể làm nhiên liệu cho ô tô mà còn có thể cấp điện đèn ở nhà. Chắc chắn thế giới phải “thức dậy” với công nghệ này. Nó sẽ làm cho nhựa thải có giá trị với khả năng cung cấp năng lượng cho các thị trấn và thành phố trên thế giới và quan trọng nhất là nó có thể giúp làm sạch các đại dương đầy nhựa thải như hiện nay”.

HẢI HUỲNH

(Nguồn: Mail Online/Science)