Tắt Internet và sóng di động để chống gian lận thi cử

Cập nhật, 11:44, Thứ Bảy, 23/06/2018 (GMT+7)

Algeria được xem là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã đưa ra một quyết định hết sức quyết liệt để chống giân lận trong thi cử: tắt hoàn toàn sóng di động và Internet chỉ để phục vụ kỳ thi tú tài năm nay.

Nhiều nước đã tung biện pháp mạnh để ngăn chặn gian lận trong thi cử.
Nhiều nước đã tung biện pháp mạnh để ngăn chặn gian lận trong thi cử.

Chính phủ Algeria đã ban hành một quyết định rất quyết liệt khi tắt hoàn toàn Internet và sóng di động ít nhất mỗi giờ mỗi ngày, vào những thời điểm mà sinh viên đang thi các kỳ thi tú tài hàng năm. Việc vô hiệu hóa mạng sẽ diễn ra từ thứ 4 tuần này kéo dài đến ngày thứ 2 tuần sau. Tức cứ vào thời điểm thi, mạng Internet và sóng di động sẽ bị ngừng cung cấp.

Đồng thời, phương tiện truyền thông nhà nước Algeria cũng cho biết tất cả các thiết bị thông minh có thể truy cập đến Internet cũng sẽ bị “xóa bỏ” trong các cuộc thi này bởi các máy dò kim loại được đặt ở lối ra vào 2.000 điểm thi.

Đây được xem là một quyết định vô cùng quan trọng trước những bê bối gian lận trong thi cử tại quốc gia này. Năm 2016, đã từng ghi nhận trường hợp đề thi tú tài tràn ngập trên mạng trước hoặc khi bắt đầu các bài kiểm tra. Thậm chí năm 2017, quốc gia này cũng đã dùng biện pháp cứng rắn yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet ngắt kết nối của người dùng đến mạng xã hội nhưng không giải quyết được vấn đề lộ đề thi. Vì vậy, năm nay quốc gia này quyết định hành động mạnh mẽ hơn để chống gian lận trong thi cử.

Tuy là vậy, việc tắt hoàn toàn Internet và sóng di động chưa biết có giúp cho quốc gia này có thể đánh chặn hoàn toàn gian lận trong thi cử hay không nhưng nó đang ảnh hưởng đến một số du khách khi đến đây. The New York Times cho biết, nhiều du khách giận dữ, tỏ ra thất vọng vì việc tắt sóng của quốc gia này ảnh hưởng trực tiếp đến họ, các chuyến bay bị trì hoãn.

Saadia Gacem- một sinh viên sau đại học về xã hội học- cho rằng việc tắt Internet là một “biện pháp căn bản” phơi bày sự bất lực của đất nước để giải quyết vấn đề.

Trong những năm gần đây, ngoài Algeria, các nước như Ấn Độ, Ethiopia, Iraq và Uzbekistan cũng đã đóng cửa Internet để ngăn chặn việc lộ đề thi trong các cuộc thi tú tài.

Đặc biệt trong năm 2015, Trung Quốc đã triển khai máy bay không người lái để chống gian lận trong thi cử. Các mẫu máy bay không người lái này được sử dụng tại TP Lạc Dương, tỉnh Hà Nam và bay quay trường ở độ cao 500m. Máy bay này sẽ đo những tín hiệu vô tuyến được truyền sóng trong phạm vi 1km, nếu phát hiện bất thường, hệ thống trên máy bay sẽ thông báo ngay cho giám thị thông qua máy tính bảng nhanh chóng can thiệp.

Ngoài ra, một số trường ĐH ở Úc và New Zealand đã cấm đeo đồng hồ đeo tay, đặc biệt là đồng hồ thông minh, kể từ sau khi phát hiện ra một số sinh viên sử dụng chúng và gian lận trong thi cử

Chuyện gian lận thi cử hầu như hiện diện ở các nước, chứ không riêng gì ở Việt Nam

 

Ở Trung Quốc, thí sinh nữ không được mặc áo lót có gọng kim loại và phải qua máy dò kim loại để kiểm tra có thiết bị nghe không dây hoặc các thiết bị gian lận thi cử khác hay không.

Tại ĐH Thomas More ở Antwerp (Bỉ), các giáo viên sử dụng fly cam để theo dõi học sinh trong giờ kiểm tra.

Ở Thái Lan, học sinh buộc phải đội những chiếc nón đặc biệt có che 2 bên để chống… coppy hay phải chụp những hộp giấy vào đầu, chắc là để không thể điều chỉnh tai nghe.

Ở Ấn Độ, trong một kỳ thi tuyển quân, các thanh niên chỉ được mặc một quần đùi và ngồi bệt ngoài sân với khoảng cách 8 feet (2,5m) để làm bài thi nhằm ngăn chặn việc mang các tài liệu hay thiết bị gian lận.

(Sưu tầm)

 

 

ĐÔNG PHƯƠNG (theo Dân trí)