Miếng dán có thể đọc lượng đường trong máu qua da

Cập nhật, 22:03, Chủ Nhật, 15/04/2018 (GMT+7)

Việc chích ngón tay lấy máu đo đường huyết của những bệnh nhân tiểu đường có thể sẽ là chuyện của quá khứ. Một miếng dán mới lên da của các nhà khoa học thuộc ĐH Bath có thể giúp kiểm tra lượng glucose (ảnh).

Thiết bị hoạt động bằng cách đánh giá lượng đường trong da thông qua các nang lông- không phải là máu. Bước tiếp theo, các nhà khoa học hy vọng miếng da sẽ được liên kết với một ứng dụng smartphone để cảnh báo người bệnh tiểu đường nên làm gì.

Miếng dán, nếu chứng minh được ở các thử nghiệm lớn hơn, có thể thay thế phương pháp hiện tại, để kiểm tra lượng đường.

GS. Richard Guy và các đồng nghiệp đã tìm ra phương pháp này sau khi thử nghiệm trên lợn và 2 tình nguyện viên. Ông nói: “Không xâm lấn- đó là không dùng kim tiêm- phương pháp theo dõi lượng đường trong máu đã chứng minh mục tiêu khó khăn để đạt được”.

GS. Guy đang tiến hành bổ sung thêm việc theo dõi qua màn hình điện thoại hứa hẹn một cách tiếp cận không bị mất cân bằng thực sự. Ông nói tiếp: “Đó là một đóng góp thiết yếu trong cuộc chiến chống lại sự gia tăng ngày càng tăng của bệnh tiểu đường trên toàn cầu”.

Các miếng dán điện, nằm trên cổ tay, có thể lấy glucose trong da thông qua một loạt các cảm biến thu nhỏ. Nó đo lượng đường trong máu mà không đâm vào da bằng cách lấy glucose từ chất lỏng giữa các tế bào trên nang lông.

Glucose thu thập được trong các hồ chứa nhỏ ở nơi nó được đo bằng khả năng đọc mỗi 10- 15 phút trong vài giờ. Các miếng dán chính xác hơn so với các miếng dán thử nghiệm khác vì nó có thể hoạt động trên một diện tích nhỏ hơn nhiều.

Nhóm nghiên cứu ban đầu kiểm tra miếng dán trên da lợn, cho thấy nó có thể theo dõi chính xác lượng đường trong phạm vi ở bệnh nhân tiểu đường. Các thử nghiệm tiếp theo trên 2 tình nguyện viên, được công bố trong Tạp chí Nature Nanotechnology, cho thấy nó có thể theo dõi sự thay đổi đường huyết trong suốt cả ngày.

Phần lớn các trường hợp tiểu đường ở tuýp 2, được xem là “kẻ giết người thầm lặng” có thể dẫn đến suy tim, mù lòa, bệnh thận và cắt cụt.

HẢI HUỲNH (nguồn: Mail Online/Health)